Đang Điều Khiển Xe Đạp Điện, Xe Máy Điện, Mô Tô, Xe Máy, Xe Đạp Điện Bao Nhiêu Tiền

Xe ôtô, xe mô tô, xe máy điện, xe đạp,... thực hiện kéo, đẩy xe khác không đúng quy định sẽ bị phạt theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Bạn đang xem: Đang điều khiển xe đạp điện


Quy định về xe kéo, đẩy xe khi tham gia giao thôngLuật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định:1. Một xe ôtô chỉ được kéo theo một xe ôtô hoặc xe máy chuyên dùng khác khi xe này không tự chạy được và phải bảo đảm các quy định sau đây:- Xe được kéo phải có người điều khiển và hệ thống lái của xe đó phải còn hiệu lực;- Việc nối xe kéo với xe được kéo phải bảo đảm chắc chắn, an toàn; trường hợp hệ thống hãm của xe được kéo không còn hiệu lực thì xe kéo nhau phải nối bằng thanh nối cứng;- Phía trước của xe kéo và phía sau của xe được kéo phải có biển báo hiệu.2. Xe kéo rơ moóc phải có tổng trọng lượng lớn hơn tổng trọng lượng của rơ moóc hoặc phải có hệ thống hãm có hiệu lực cho rơ moóc.3. Không được thực hiện các hành vi sau đây:- Xe kéo rơ moóc, xe kéo sơ mi rơ moóc kéo thêm rơ moóc hoặc xe khác;- Chở người trên xe được kéo;- Kéo theo xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô.4. Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy, xe đạp, xe thô sơ khác không được sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác.Xe kéo, đẩy xe khác không đúng quy định bị phạt như thế nào?Nếu vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP, cụ thể như sau:Xử phạt người điều khiển xe ôtô và các loại xe tương tự xe ôtôPhạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe:- Kéo theo xe khác, vật khác (trừ trường hợp kéo theo một rơ moóc, sơ mi rơ moóc hoặc một xe ôtô, xe máy chuyên dùng khác khi xe này không tự chạy được);- Điều khiển xe ôtô đẩy xe khác, vật khác;- Điều khiển xe kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc kéo thêm rơ moóc hoặc xe khác, vật khác;- Không nối chắc chắn, an toàn giữa xe kéo và xe được kéo khi kéo nhau. Đồng thời, bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 tháng đến 3 tháng.Xử phạt người điều khiển xe môtô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe môtô và các loại xe tương tự xe gắn máy.Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe hoặc chở người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác.Xử phạt người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khácPhạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người đang điều khiển xe hoặc chở người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang vác vật cồng kềnh; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác.

Bảo dưỡng xe máy điện đúng cách là mối quan tâm hàng đầu của người sử dụng với mong muốn xe có tuổi thọ cao, bền và đẹp.
Tôi có một vài thắc mắc muốn nhờ giải đáp như sau: Xe đạp điện bao nhiêu tiền? Điều khiển xe đạp điện rượt đuổi nhau trên đường thì có bị tịch thu xe không? Câu hỏi của anh T.C.B từ Thái Nguyên.
*
Nội dung chính

Xe đạp điện bao nhiêu tiền?

Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:

Giải thích từ ngữTrong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:1. Lĩnh vực giao thông đường bộ:...đ) Các loại xe tương tự xe gắn máy là phương tiện giao thông đường bộ chạy bằng động cơ, có hai bánh hoặc ba bánh và vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h, trừ các xe quy định tại điểm e khoản này;e) Xe đạp máy là xe thô sơ hai bánh có lắp động cơ, vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 25 km/h và khi tắt máy thì đạp xe đi được (kể cả xe đạp điện)....

Theo đó, có thể hiểu xe đạp điện là loại xe thô sơ hai bánh có lắp động cơ, vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 25 km/h và khi tắt máy thì đạp xe đi được.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại xe đạp điện với giá dao động từ vài triệu tới vài chục triệu, dưới đây là một vài loại điển hình:

(1) Xe đạp điện Aima: có giá bán trên thị trường từ 11.000.000 triệu đồng.

(2) Xe đạp điện Asama: giá trên thị trường từ 8 – 15 triệu đồng.

Xem thêm: Hoạt động của grab tại các tỉnh có grab tại các tỉnh là đúng quy định

(3) Xe đạp điện Pega: có giá bán trung bình từ 7 đến 15 triệu đồng.

(4) Xe đạp điện Hyundai: với giá từ 9.000.000 triệu đồng trở lên.

(5) Xe đạp điện Honda: với giá từ 15 – 20 triệu đồng...

*

Xe đạp điện bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)

Điều khiển xe đạp điện rượt đuổi nhau trên đường có thể bị xử phạt vi phạm hành chính tối đa bao nhiêu tiền?

Hình thức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi điều khiển xe đạp điện rượt đuổi nhau trên đường được quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm k khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP, điểm c khoản 36 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) như sau:

Xử phạt người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ...2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:a) Điều khiển xe đạp, xe đạp máy buông cả hai tay; chuyển hướng đột ngột trước đầu xe cơ giới đang chạy; dùng chân điều khiển xe đạp, xe đạp máy;b) Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông;c) Người đang điều khiển xe hoặc chở người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang vác vật cồng kềnh; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác;d) Không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn hoặc gây cản trở đối với xe cơ giới xin vượt, gây cản trở xe ưu tiên;đ) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông.3. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:a) Điều khiển xe lạng lách, đánh võng; đuổi nhau trên đường;b) Đi xe bằng một bánh đối với xe đạp, xe đạp máy; đi xe bằng hai bánh đối với xe xích lô;c) Đi vào khu vực cấm; đường có biển báo hiệu nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển; đi ngược chiều đường của đường một chiều, đường có biển “Cấm đi ngược chiều”;d) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở....

Như vậy, theo quy định, người có hành vi điều khiển xe đạp điện rượt đuổi nhau trên đường có thể bị xử phạt vi phạm hành chính lên đến 400.000 đồng.

Điều khiển xe đạp điện rượt đuổi nhau trên đường thì có bị tịch thu xe không?

Hình phạt tịch thu phương tiện được quy định tại khoản 5 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được bổ sung bởi khoản 6 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) như sau:

Xử phạt người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ...đ) Người điều khiển xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ;e) Chở người ngồi trên xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.5. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 3 Điều này còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu phương tiện.

Như vậy, theo quy định, ngoài việc bị phạt tiền, nếu người điều khiển tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần hành vi điều khiển xe đạp điện rượt đuổi nhau trên đường thì có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đó là tịch thu xe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *